Home » Kiến thức » Kiến thức đầu tư bất động sản » Hoàn công nhà là gì? Các trường hợp bắt buộc hoàn công

Hoàn công nhà là gì? Các trường hợp bắt buộc hoàn công

Sau tất cả những nỗ lực và cố gắng để xây dựng thành công một căn nhà, chủ đầu tư cần thực hiện bước cuối cùng trước khi tiến hành bàn giao công trình đó chính là “Hoàn công nhà”. Trên thực tế có rất nhiều người đã hiểu và làm rất tốt trong quá trình hoàn công. Tuy nhiên có những chủ đầu tư vẫn gặp vướng mắc và trục trặc trong quá trình bàn giao nhà. Vậy hãy theo dõi bài viết sau đây để nắm được những thông tin cụ thể của giai đoạn này bạn nhé!

Hoàn công nhà là gì?

Đầu tiên chúng ta cần làm sáng tỏ khái niệm hoàn công là gì? Để chủ đầu tư cũng như chủ sở hữu căn hộ có góc nhìn toàn diện nhất. Hoàn công nhà hay hoàn công trong quá trình xây dựng là một hoạt động nằm trong thủ tục hành chính của các công trình xây dựng nhà ở. Nhằm xác định tác tác xây dựng của chủ đầu tư đã hoàn thành đạt tiêu chuẩn như thỏa thuận trong hợp đồng. Khi công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu sẽ được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận xây dựng đã hoàn thiện công trong và nghiệm thu thành công. Dù công trình đó lớn hay nhỏ đều được thông qua giai đoạn này trước khi được đưa vào sử dụng.

Giai đoạn này thường do chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu căn nhà thực hiện. Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp chủ sở hữu và chủ đầu tư bỏ qua giai đoạn hoàn công nhà ở, dẫn đến tình trạng thiếu hụt giấy tờ về mặt pháp lý. Khi có xảy ra tranh chấp hay thu hồi đất thì sẽ khó xử lý cho chính chủ nhà. Do đó, chủ hộ cũng như nhà thầu cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn này. Đây chính là điều kiện tiên quyết để cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

  Đất nhà ở hiện hữu giữ lại chỉnh trang là gì? Điều chưa ai biết

Hoàn công là gì?

Các trường hợp được hoàn công xây dựng

Theo quy định của Luật xây dựng 2014, những công trình được xây dựng ở khu đô thị đều phải tiến hành hoàn công. Từ các công trình nhà ở đến cơ quan nhà nước, công trình sản xuất kinh doanh, công trình công cộng, cầu đường, … đều phải có thủ tục hoàn công trước khi đưa vào sử dụng.

Đối với các trường hợp nhà ở riêng lẻ ở khu vực nông thôn hoặc các vùng sâu vùng xa sẽ không cần hoàn công khi không xin cấp phép giấy xây dựng.

Các trường hợp được hoàn công xây dựng

Thời gian tiến hành hoàn công

Đây là giai đoạn cuối trong một công trình xây dựng, khi bên thi công đã hoàn tất việc thi công nhà ở cho gia chủ. Khi kết thúc việc thi công, nhà thầu thi công nhà ở phải có trách nhiệm hoàn thiện tất cả công đoạn của việc thi công cũng như việc dọn dẹp công trường sạch sẽ trước khi bàn giao. Sau đó tiến hành lập sơ đồ bản vẽ hoàn công cùng với những tài liệu pháp lý liên quan để bước vào giai đoạn nghiệm thu toàn phần công trình nhà ở. Sau đó tiến hành bàn giao cho chủ sở hữu.

Thời gian tiến hành hoàn công

Thủ tục hoàn công

Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn quy trình làm thủ tục hoàn công chính xác ngắn gọn nhất:

  1. Chủ sở hữu tài sản đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đất đai như: Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện, sở Tài nguyên và Môi trường gửi giấy đề nghị ban ngành chức năng xuống công trình nghiệm thu và kiểm định.
  2. Các nhân viên chức năng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành đo đạc, đối chiếu bản vẽ,…
  3. Chủ sở hữu sẽ chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác cùng với Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, hoàn thiện hồ sơ hoàn công và nộp tại UBND cấp quận/huyện xét duyệt.
  4. Hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế.
  Quỹ tín thác đầu tư là gì? Kinh nghiệm ủy thác đầu tư thành công

Thủ tục và hồ sơ hoàn công

Hồ sơ hoàn công bao gồm

  • Giấy phép xây dựng công trình nhà ở
  • Hợp đồng xây dựng, thi công giữa chủ đầu tư với chủ sở hữu
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng thời gian đầu
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

Khi hoàn thành đầy đủ các giấy tờ trên, cơ quan hành chính có chức năng thẩm định công trình sau đó tiến hành hoàn thiện hồ sơ cho chủ sở hữu.

Lưu ý khi hoàn công xây dựng

  • Cần đảm bảo công trình đã hoàn thiện trước khi tiến hành hoàn công, tránh trường hợp công trình trong giai đoạn đang thi công. Nhưng do thời gian hợp đồng cũng như thời gian xây dựng đã hết mà công trình vẫn chưa xong, chủ đầu tư tiến hành thực hiện thủ tục trước. Bạn hoàn toàn không nên thực hiện theo, bởi khi cơ quan nhà nước xuống kiểm định, công trình của bạn vẫn đang dang dở,… thì sẽ không được tiến hành nghiệm thu.
  • Những công trình thuộc khu đô thị không được phép quên giai đoạn này, bởi khi bạn chưa tiến hành hoàn mà đã tiến hành sử dụng. Đồng nghĩa với việc bạn đã đã vi phạm pháp luật và điều khoản trong luật đất đai 2014. Bạn sẽ bị xử phạt vì hành vi trốn tránh nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế. Do vậy, bạn có thể bị tịch thu công trình hoặc xử phạt hành chính.
  • Cần chuẩn bị giấy tờ phô tô công chứng đầy đủ trước khi lên xin cấp phép tại các đơn vị cơ quan có thẩm quyền.
  • Trường hợp bạn không thể tự giải quyết được hãy tìm đến các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân hoặc tổ chức uy tín am hiểu về lĩnh vực bất động sản để được tư vấn và hỗ trợ.
  VCCI là gì? Chức năng và nhiệm vụ chính của VCCI

Quy định về bản vẽ hoàn công Con dấu bản vẽ hoàn công

Có thể nói nhà ở không phải là một công trình quá lớn, quá đồ sộ như các dự án, tuy nhiên vẫn cần đáp ứng đầy đủ các thủ tục pháp lý trước khi tiến hành sử dụng. Việc bạn chủ động tìm hiểu để nắm được quy trình làm việc là điều cần thiết và hữu ích cho chính công việc của bạn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức mới và hữu ích nhất. Chúc bạn hoàn thành công trình trong thời gian sớm nhất.

Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT HAY NÊN XEM