Nếu bạn không công tác trong lĩnh vực bất động sản thì có thể sẽ không nắm được được những quy định trong sử dụng đất đai cũng như cách chia tỉ lệ khi quy hoạch đất. Quy hoạch 1/500 cũng là một trong những yếu tố cần thiết để các dự án đất được quy hoạch. Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về quy định này hãy cùng Nam Kỳ Lân tham khảo bài viết sau đây!
Nội dung
Quy hoạch 1/500 là gì?
Khi bạn tiến hành xây dựng nhà cửa, phân lô, tách thửa đất hoặc quy hoạch những công trình xây dựng đều phải có bản thiết kế quy hoạch trước khi tiến hành xây dựng. Bản thiết kế hiện tại có rất nhiều cách chia tỉ lệ khác nhau như: 1/500, 1/1000, 1/2000… Thông thường các chủ đầu tư xây dựng và giới chuyên gia bất động sản thường lựa chọn chi tiết xây dựng 1/500.
Khi quy hoạch 1/500 sẽ đảm quy hoạch rõ ràng, cụ thể từng hạng mục trong công trình xây dựng hoặc dự án đất. Nhằm đảm bảo cung cấp cho chủ đầu tư cũng như khách hàng hệ thống bản đồ chi tiết tỉ mỉ đến từng cm trong lô đất. Ngoài ra, quy hoạch 1/500 còn có tác dụng như một cách khái quát tổng thể toàn bộ mặt bằng của dự án. Là căn cứ tiên quyết để xác định vị trí cũng như ranh giới một công trình xây dựng. Quan trọng hơn cả, đây chính là cơ sở pháp lý để nhà nước đánh giá, xem xét cấp quyền sử dụng đất cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sử dụng quy hoạch 1/500 sẽ giúp bạn nắm được những hạng mục sau: Vị trí khu đất, không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, dân số, mẫu căn hộ, khuôn viên cảnh quan, hàng rào, đường giao thông,…
Sự khác biệt giữa quy hoạch 1/500 và quy hoạch 1/2000
Ngoài việc sử dụng 1/500 thì các chủ đầu tư cũng thường sử dụng mức quy hoạch 1/2000 trong xây dựng và phân lô tách thửa. Nhưng hai bản quy hoạch này có sự khác biệt nếu bạn không nắm rõ các quy định sẽ bị rơi vào tình trạng nhầm lẫn sử dụng sai mục đích quy hoạch. Vậy sau đây Nam Kỳ Lân sẽ đưa ra những thông tin cụ thể khác biệt nhất giúp bạn phân biệt hai mẫu quy định này như sau:
1. Quy hoạch 1/2000
- Thông thường quy hoạch này được địa phương nơi có dự án, công trình thực hiện
- Khi tiến hành quy hoạch, các đơn vị tiến hành thực hiện cần lấy ý kiến từ những đơn vị cơ quan có thẩm quyền để đáp ứng định hướng một cách chính xác cụ thể.
- Tên gọi thông thường của quy hoạch 1/2000 là đồ án quy hoạch chi tiết
- Dự định quy hoạch có tác dụng dùng để xác định mật độ xây dựng, mạng lưới giao thông cũng như hệ số sử dụng đất của dự án.
2. Quy hoạch 1/500
- Quy hoạch này thường được những doanh nghiệp, công ty bất động sản, cơ quan nhà nước tiến hành thực hiện.
- Người sử dựng bản đồ quy hoạch 1/500 thường là những đối tượng cần xác định rõ nết những chi tiết trong dự án, nhằm hướng đến những chi tiết xây dựng thực tế mà nhà đầu tư đưa ra giúp khách hàng cũng như đối tác đầu tư nắm rõ quy hoạch.
- Tên gọi chính cho quy hoạch 1/500 thường là đồ án quy hoạch xây dựng.
- Như vậy ý nghĩa chính của quy hoạch 1/500 là dùng để xác định mục tiêu phát triển dự án, kêu gọi đối tác đầu tư. Bên cạnh đó còn có tác dụng trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng hoặc di dân.
Điều kiện tiến hành quy hoạch
Trên thực tế, không phải tất cả các dự án đều có quy định quy hoạch giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện địa hình cũng như quy định của từng địa phương để có những quyết định về hạng mục trong quá trình xây dựng. Để đảm bảo quy hoạch đúng thì cần lưu ý những điểm sau:
- Đối với trường hợp diện tích đất dưới 5ha hoặc những dự án nhà ở chung cư có diện tích khoảng 2ha thì không nhất thiết phải có quy hoạch 1/500. Những chủ đầu tư vẫn phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu thông tin dự án như: Tiện ích, giao thông, mặt bằng xây dựng,… Để đảm bảo tính chính xác rõ ràng khi đưa dự án lên các sàn giao dịch.
- Đối với những trường hợp diện tích đất lớn hơn 5ha chủ đầu tư cần có bản đồ quy hoạch chi tiết. Cung cấp tất cả những thông tin quan trọng giúp cơ quan có thẩm quyền, khách hàng, đối tác đầu tư hiểu rõ dự án.
- Những công trình đơn lẻ, xây dựng nhỏ không cần thiết sử dụng đến bản đồ quy hoạch 1/500.
Quy trình quy hoạch
- Lập tờ trình lên cơ quan có thẩm quyền về quy định luật đất đai để được xem xét phê duyệt.
- Phê duyệt từ phía chủ đầu tư dự án, chủ đầu tư sẽ tiến hành đánh giá tiềm năng cũng như lợi ích kinh tế của dự án.
- Tất cả những thông tin về dự án cũng như tài liệu quy hoạch dự án phải đảm bảo giá trị pháp lý.
- Những văn bản hợp đồng đấu thầu dự án của chủ đầu tư cần còn giá trị hiệu lực
- Có đầy đủ bản vẽ hoặc quy hoạch 1/500 có ghi đầy đủ chú thích, phụ lục đi kèm để người đọc có thể hình dung về dự án.
- Bản đồ quy hoạch cần đảm bảo chỉ ra được ranh giới hành chính của dự án, diện tích đất, công trình xây dựng.
- Các hạng mục trong dự án cần được phân chia phạm vi cụ thể khi thực hiện bản quy hoạch chi tiết.
Khi các chủ đầu tư, cơ quan và đơn vị đầu tư dự án hoàn thành các yêu cầu trên thì nhà nước sẽ tiến hành kiểm định và cấp phép xây dựng cho dự án theo đúng quy định của nhà nước hiện hành.
Những cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500
- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Đây được tính là một cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, được phép thực hiện kiểm định phê duyệt các dự án trên địa bàn.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Sẽ tiến hành thẩm định những dự án cấp tỉnh.
- Bộ xây dựng: sẽ tiến hành kiểm định và phê duyệt những dự án thuộc thẩm quyền của chính phủ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mới nhất về quy hoạch 1/500, hy vọng bài viết mang đến cho bạn kiến thức bất động sản bổ ích. Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề gì liên quan đến quy hoạch có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc để lại thông tin ở hòm thư của web Nam Kỳ Lân để được tư vấn cụ thể.
Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng