Sau nhiều năm lao động vất vả cũng như tích cóp bạn đã có chút gọi là “của để dành” cùng với đời sống được nâng cao thì việc nghĩ đến tích trữ một tài sản lớn dành cho riêng mình hoặc để xoay vòng số tiền mình có thay vì để tiền nằm “bất động”một chỗ. Chính vì lẽ đó, bạn tìm đến kênh bất động sản làm nơi kinh doanh với nhiều hình thức như: Cho thuê căn hộ studio, căn hộ chung cư, mua nhà, mua đất…. Vậy bạn đã biết đến hình thức thục nhà chưa? Nếu chưa xin hãy tìm hiểu về hình thức này để có thể kiếm lời từ món này nhé!
Nội dung
Thục nhà là gì?
Khái niệm thục nhà cũ mà mới. Vì sao lại nói như vậy, bởi cũ với những ai sõi trong nghề bất động sản, nó cũng chẳng mấy xa lạ từ nhiều năm trước đây nhưng do một thời gian bị giới bất động sản “làm ngơ”, bẵng đi thời gian do nó mang lại nhiều rủi ro. Mới với những thế hệ trẻ chúng ta khi mới lần đầu nghe thấy hoặc mới chân ướt chân ráo vào nghề. Vậy thục nhà là gì?
Thục nhà hay còn gọi là cầm cố. Người ta biết đến hình thức này là cuộc giao dịch có văn bản pháp lý là hợp đồng thuê nhà giữa bên cho thuê (chủ nhà) và bên cần thuê.
Tuy nhiên, hình thức này cực kì đặc biệt ở chỗ bên thuê nhà chỉ phải đưa cho chủ nhà một số tiền theo thỏa thuận sau khi hết hạn hợp đồng chủ nhà trả lại tiền còn bên thuê trả lại nhà mà không hề tính lời.
Nguy cơ lừa đảo khi thục nhà
Theo quy định của Pháp luật dân sự thì hoàn toàn chưa có bất cứ một điều khoản, quy định nào đối với loại hợp đồng này cho nên bạn cần phải cẩn trọng hơn trong quá trình làm hợp đồng thỏa thuận để tránh những rủi ro không đáng có mà người ta vẫn nói “tiền mất tật mang”.
Dựa vào hình thức thục nhà này mà có rất nhiều dạng lừa đảo xuất hiện gây cho mọi người nhiều hoang mang. Nhiều trường hợp chủ nhà đã chuyển nhượng nhà, sang tên đổi chủ hoặc cho thuê dài hạn rồi nhưng vẫn tiến hành làm văn bản thục nhà để lừa những đối tượng cả tin rồi cuỗm tiền cao chạy xa bay.
Còn nữa, “bẫy” giăng chăn những con cừu non tin người khi nhiều bạn vướng phải tình huống trớ trêu, cho người người thục nhà còn lập ra nhiều văn bản pháp lý rất cẩn thận để cho nhiều người thục nhà cùng một lúc và bắt mỗi một gia đình trước khi kí bản hợp đồng thì đặt cọc trước như làm con tin.
Trường hợp khác nhiều người gặp phải như người thục nhà chai lì khi hết hạn hợp đồng thục nhà rồi nhưng vẫn cố tình ở đấy hoặc cho người khác thuê lại căn nhà để nhằm sinh lợi.
Quyền lợi của người thục nhà
Thục nhà là hình thức đôi bên cùng có lợi nếu nó đạt mức không lừa đảo mà chân chính ở đây thì cực kì hay. Cái hay ở chỗ, bên cho thục nhà đang cần tiền làm việc gì đấy có số tiền để giải quyết mà không phải vay mượn hay mất đồng lãi nào , nhà của mình lại vẫn được giữ nguyên không phải bán.
Còn đối với bên thục nhà thì giải quyết điều lo lắng trước mắt là chỗ ăn, ngủ, nghỉ tạm với số tiền mình có, dựa vào đó có cơ sở để mở kinh doanh, ổn định nơi ở để kiếm thêm thu nhập tích tiền mua nhà mới cùng với số tiền đã có. Hết hạn lại lấy tiền về.
Mặc dù, chưa có một điều khoản, quy định nào về loại hợp đồng này nhưng khi bạn đi đến kí kết và làm bản hợp đồng cần xác định trách nhiệm, quyền lợi hợp đồng của người thục nhà và người cho thục nhà bởi đó là căn cứ pháp lý để khi trường hợp xấu xảy ra vẫn có cơ quan Công an đứng ra và bảo vệ cho bạn.
Khi có dấu hiệu “mang con bỏ chợ”, ôm tiền lừa đảo thì những người thục nhà vẫn có thể thực hiện quyền khởi kiện kèm lá đơn tố cáo hành vi lừa đảo một cách rõ ràng để đòi lại tài sản bị lừa là tiền hoặc vàng.
Ngoài ra, người bị lừa vẫn có quyền được ở lại căn nhà đã thục. Tòa án sẽ là cơ quan đưa ra quyết định việc giao là nhà thục.
Kinh nghiệm thục nhà đảm bảo an toàn
“Sự tin tưởng” chính là nền móng, là tiền đề cơ sở mới đi đến bản hợp đồng thục nhà thành công. Bởi hình thức này rủi ro rất cao phải gọi là cực kì “chơi lớn”, vì vậy hãy tìm hiểu kĩ về đối tác có phải là nguồn đáng tin cậy hay không và sự tin cậy phải đạt mức tuyệt đối.
Thường người ta vẫn tiến hành thục nhà với những người chủ yếu là thân thích, anh em, bạn bè thực sự biết chân tướng, nguồn gốc, rõ mồn một mới có hình thức thục nhà này.
Trước khi đi đến kí kết, bản hợp đồng phải được đọc kĩ, hai bên chỉnh sửa thống nhất in ra, đóng dấu mỗi người giữ một bản để nắm chắc trong tay một căn cứ khi cần.
Ngoài ra, bạn cần phải thực sự hiểu biết về hình thức này một cách rõ ràng, nắm chắc trong tay những bước, những loại văn bản liên quan đến làm hồ sơ, văn bản pháp lý.