Để vận hành một công ty hay doanh nghiệp phát triển bền vững và thành thì người quản lý cần nắm được quy luật vận hành chung của môi trường kinh doanh mình hướng đến. Vậy môi trường kinh doanh mà chúng ta vẫn thường nói là gì? Tại sao cần chú trọng tới nó. Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin về yếu tố “môi trường”
Nội dung
Môi trường kinh doanh là gì?
Môi trường được hiểu là tập hợp tất cả các yếu tố liên quan đến các hoạt động của một công ty hay doanh nghiệp nào đó. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp về hiệu suất, tăng trưởng của doanh nghiệp đó. Đồng thời nó cũng nó yếu tố quyết định sự trường tồn hay suy vong của đơn vị đó.
Chúng ta có thể lấy một ví dụ như sau: Bạn là doanh nghiệp A chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Bạn sẽ cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Địa bàn hoạt động: gần các trung tâm thương mại lớn
- Gần đường bay (sân bay)
- Nhân viên là những người có trình độ và được đào tạo
- Khách hàng quốc tế và khách hàng nội địa
- Mặt hàng vận chuyển
- Cơ quan pháp lý phù hợp…
Tất cả những ý trên đều được hiểu là môi trường (yếu tố cần) để một doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp A vẫn hoạt động ở mảng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nhưng lại chọn địa điểm xây dựng ở những vùng dân cư ít người, địa bàn hẻo lánh, điều kiện kinh tế thấp… thì chắc chắn các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của doanh nghiệp A.
Vai trò của môi trường kinh doanh
Vai trò của môi trường kinh doanh đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của một doanh nghiệp. Cụ thể theo các chuyên gia kinh tế thị môi trường sẽ chia thành 2 như sau:
- Môi trường vĩ mô: Hoặc nó còn bao gồm cả: lãi suất, tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp, thời kỳ kinh tế khủng hoảng hay hưng thịnh…
- Môi trường vi mô: là những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp như không khí cạnh tranh của các đối thủ kinh doanh khác, các khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến và các đơn vị cung cấp hợp tác đồng hành với doanh nghiệp, thị trường, khách hàng
Hai yếu tố trên có tác động rất lớn đến một doanh nghiệp. Bởi vậy việc nắm bắt kỹ và chắc về môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đó vạch ra chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Từ đó có bước phát triển lớn trong tương lai.
Môi trường kinh doanh còn tạo ra sân chơi lớn cho tất cả các doanh nghiệp trong cùng một thời kì (giai đoạn). Giúp họ có môi trường cạnh tranh để khẳng định và phát triển doanh nghiệp mình. Những doanh nghiệp sáng tạo, thường xuyên đổi mới, thường xuyên học tập… sẽ phát triển vững mạnh. Những doanh nghiệp lạc hậu lỗi thời sẽ tự mình đào thải mình.
Môi trường kinh doanh còn tạo ra xu hướng kinh tế chung cho mỗi giai đoạn kinh tế. Góp phần định hướng kinh tế chung và tạo ra những đột phá mới.
Đặc biệt môi trường kinh doanh còn góp phần không nhỏ trong việc tìm ra các nhân tài thực sự. Những nhân tài ấy có thể thay đổi vận mệnh của cả một nền kinh tế nêu ý tưởng đó xuất sắc.
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
- Yếu tố chính trị: là các yêu cầu quy định của chính phủ trong thời kỳ đó. Ta có thể quan tâm như: Thuế quan, quy định, rào cản thương mại, ổn định xã hội
- Yếu tố xã hội: có tác động rất lớn đến một doanh nghiệp. xu hướng tiêu dùng hay sử dụng của một bộ phận trong xã hội cũng có thể trở thành phong trào chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên yếu tố này không bao giờ ổn định. Chúng thay đổi thường xuyên thậm chí liên tục. Các doanh nghiệp phải thực sự thức thời thì mới nắm bắt được tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Ví dụ hiện nay xã hội đang rộ lên phong trào bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon. Các doanh nghiệp buôn bán hàng cần tự tìm ra giải pháp thay thế túi nilon bằng hình thức khác để vẫn thu hút được khách hàng. Nếu không có sự thay đổi phù hợp thì doanh nghiệp đó sẽ rơi vào tình trạng “Tẩy chay” và có nguy cơ phá sản.
- Yếu tố công nghệ: chúng ta đang tiến gần hơn với thời đại công nghệ 5.0. Các doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải cập nhật công nghệ, đưa công nghệ vào hoạt động song song với doanh nghiệp. Lấy công nghệ làm yếu tố cốt lõi để giảm thiểu nhân công cũng như quy trình làm việc mà vẫn có thể đạt hiệu suất công việc ở mức cao. Mặt khác công nghệ cũng có thể là thách thức lớn với một số doanh nghiệp có điều kiện địa lý, kinh tế thấp… hoặc cũng chúng có là con dao hai lưỡi khiến doanh nghiệp bạn gặp phải những rắc rối về bản quyền, về quy định sử dụng…
Môi trường bên trong doanh nghiệp
- Văn hóa tổ chức: được hiểu là tầm nhìn, sứ mệnh, chuẩn mực và thối quan mà doanh nghiệp đó tin theo và thực hiện nó mỗi ngày. Văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến nhân viên của họ, khách hàng của họ, đối tác đầu tư của doanh nghiệp đó. Đối với doanh nghiệp chuyên làm ngành nghề ngân hàng sẽ có văn hóa giao tiếp khách với doanh nghiệp kinh doanh nhà đất.
- Bộ phận quản lý: được chia thành nhiều bộ phận và quản lý theo cấp bậc từ trên xuống dưới. Hoặc cũng có thể điều hành theo nhóm tạo sự cạnh tranh cho nhân viên để đạt hiệu suất công việc lớn.
- Các hoạt động của doanh nghiệp: là cách mà doanh nghiệp tổ chức để tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp đó. Cách tổ chức có thể thiết lập theo nhiều cách khác nhau. Cách tổ chức ấy sẽ ảnh hưởng đến cách quản lý doanh nghiệp và mức độ kiểm soát của từng nhân viên đối với công việc.
Có rất nhiều cách để phân định và hiểu về môi trường kinh doanh. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, văn hóa, chính trị… của từng khu vực ta có thể hiểu và phân chia sao cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp của mình. Hy vọng, bài viết trên cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích về môi trường, kinh tế, kinh doanh.
Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng