Home » Kiến thức » Kiến thức đầu tư bất động sản » Nội nghiệp là gì? Thủ tục đầy đủ để xin bản đồ nội nghiệp

Nội nghiệp là gì? Thủ tục đầy đủ để xin bản đồ nội nghiệp

Bất động sản là một trong những ngành nghề có những quy định khắt khe bậc nhất. Để am hiểu các quy tắc và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân. Người dân cần tự trang bị cho mình vốn kiến thức trên nhiều lĩnh vực. Vậy nội nghiệp là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Hiện nay bản đồ nội nghiệp càng được quan tâm chú trọng, nhằm ổn định công tác quản lý đất đai một cách hệ thống nhất cho các cơ quan chuyên trách. Hơn nữa khi có bản đồ nội nghiệp người dân cũng có thể hình dung rõ hơn diện tích đất sử dụng của gia đình mình. Hoặc trong trường hợp chia lô tách thửa có thể dùng để đo đạc mà không phải cất công đi kiểm nghiệm lại. Ngoài ra chúng cũng được xem như một minh chứng quan trọng nếu bạn gặp vấn đề về tranh chấp và mua bán đất đai.

Nội nghiệp là gì?

Như chúng ta đã biết để sở hữu một nhóm đất, bạn cần có rất nhiều hồ sơ và thủ tục giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất. Trong đó có một sơ đồ bản vẽ về diện tích đất mà bạn được sử dụng người ta gọi đó là bản đồ nội nghiệp.

Hay chúng ta còn có thể hiểu bản đồ nội nghiệp nghĩa là bản vẽ về nhà và đất được kiểm tra nội nghiệp, bản vẽ nội nghiệp thể hiện hiện trạng nhà ở, đất ở, đường, hạ tầng được cấp bởi Phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện.

  Giải Mã Cung Thiên Yết: Tính Cách, Tình Yêu & Sự Nghiệp

Nội nghiệp là gì?

Bản đồ nội nghiệp được quy định như thế nào?

Được biết bản đồ đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và được áp dụng trong quá trình sử dụng đất của người dân. Tất cả người dân, chủ đầu tư… trước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  1. Các cơ quan nhà nước sẽ tiến hành điều tra và kiểm định chất lượng đất theo từng khu vực. Sau đó phân hạng cho từng nhóm đất cụ thể, bản đồ sẽ thể hiện kết quả điều tra vừa qua và đưa ra những thông số cụ thể để các đơn vị có thể quản lý đất nắm được tình trạng đất của địa phương mình từ đó có cách sử dụng hợp lý.
  • Đối với cấp huyện: Diện tích đất phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 3000 – 12.000 ha tương ứng với tỉ lệ bản đồ là 1/10.000.  Trường hợp lớn hơn 12.000 ha  thì sẽ có tỉ lệ bản đồ tương ứng là 1/25.000.
  • Đối với cấp tỉnh: với diện tích đất nhỏ hơn 100.000 ha sẽ có tỉ lệ bản đồ là 1/25.000. Với trường hợp diện tích đất lớn hơn hoặc bằng 100.000 – 350. 000 ha sẽ có tỉ lệ 1/50.000. Còn đối với trường hợp lớn hơn 350.000 ha sẽ có tỉ lệ bản đồ 1/100.000
  1. Với những khu vực đất được kiểm định có tình trạng ô nhiễm sẽ được thể hiện trên bản đồ của cấp xã hoặc huyện. Mức độ ô nhiễm thể hiện với tỉ lệ từ 1/5.000 đến 1/25.000 tỉ lệ này tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của khu vực gây ô nhiễm đất. Sau đó các chuyên gia sẽ đưa ra đánh giá cụ thể.

Bản đồ nội nghiệp được quy định thế nào?

Thủ tục xin bản đồ nội nghiệp

Như chúng ta đã biết, để sở hữu đất cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của nhà nước, từ thủ túc pháp lý đến trách nhiệm tài chính… Những để hiểu cũng như thức hiện thủ tục xin cấp phép giấy tờ các bạn hãy thực hiện theo bước sau:

  Bản đồ địa chính là gì? Các trường hợp cần trích lục

1. Soạn hồ sơ

  • Đầu tiên bạn nên làm đơn xin trích sao hồ sơ địa chính, trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính trong đó ghi rõ nội dung yêu cầu.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản liên quan đến đất hoặc sổ đỏ.
  • Hộ khẩu/chứng minh nhân dân của bản thân gia chủ để chứng minh với cơ quan nhà nước.

2. Đến cơ quan nộp hồ sơ

  •  Địa chỉ nộp hồ sơ: tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận – huyện.
  • Những trường hợp đủ hồ sơ theo yêu cầu quy định chung của cơ quan nhà nước, nhân viên sẽ viết biên nhận và hẹn ngày lấy hồ sơ. Thông thường thời gian chờ rơi vào (5-6 ngày)
  • Trường hợp thiếu hoặc hồ sơ không hợp lệ thì người dân sẽ được hướng dẫn để chuẩn bị thêm cho đầy đủ.
  • Đến ngày hẹn trong biên nhận người dân đến nhận kết quả tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi nộp hồ sơ. Lưu ý người dân chỉ đến lấy hồ sơ trong giờ hành chính từ sáng thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần.

Thủ tục xin bản đồ nội nghiệp

Các thành phần hồ sơ nội nghiệp bản vẽ sơ đồ nhà đất

Hiện nay theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường bản vẽ nội nghiệp sẽ có các thành phần chính sau:

  1. Bản vẽ sơ đồ nhà đất: gồm 4 bản chính
  2. File bản vẽ
  3. Phiếu thống kê tài liệu và sản phẩm giao nộp
  4. Hợp đồng đo đạc
  5. Phiếu chuyển yêu cầu đo đạc của cơ quan chức năng (đối với đất của tổ chức)
  6. Báo cáo công tác đo vẽ (phải ghi rõ ràng cụ thể)
  7. Bản đồ trích đo địa chính
  8. Sổ lược đồ, sổ đỏ, bảng tính toán
  9. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất các thửa liền kề. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính, có chữ ký xác nhận của chủ sử dụng đất và các chủ liền kề.
  Nhà HXH là gì? Ưu điểm và lưu ý khi mua HXH

( trích datnen-canho.com)

Các thành phần hồ sơ hội nghiệp bản vẻ sơ đồ nhà đất

Có nên mua nhà đất khi chưa được duyệt nội nghiệp không?

Nhiều cư dân cũng như các nhà thầu hay gặp trục trặc trong quá trình thuê mua nhà đất chưa có bản đồ nội nghiệp. Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia bất động sản dành cho bạn khi mua nhà đất.

  • Nên tiến hành kiểm tra lại nhóm đất bạn dự định thuê mua trong tương lai để biết lý do tại sao nhóm đất này chưa được cấp bản đồ. Nguyên nhân do đất được sử dụng trái phép hay do nằm trong diện quy hoạch của nhà nước. Nếu là đất bình thường nhưng chưa có đợt kiểm định thì trong tương lai cơ quan nhà nước sẽ tiến hành lập sở đồ bản vẽ cho bạn.
  • Đối với những trường hợp hiện trạng có ranh đất thay đổi so với Bản đồ địa chính lập năm 2001 thì phải thực hiện việc trích đo vị trí thửa đất.
  • Hoặc trường hợp nhà ở có phần diện tích xây dựng trên đất của chủ sử dụng khác thì bản vẽ phải có xác nhận của các chủ sử dụng đất đó thì bạn mới quyết nên mua hay không.

Có nên mua nhà đất khi chưa được duyệt nội nghiệp không?

Có thể nói, Luật sử dụng đất nước ta ngày càng được thắt chặt, nhằm rút ngắn công tác quản lý đất đai và mang lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất. Từ đó người dân cũng hình thành cho mình thói quen sử dụng đất chính chủ, hạn chế được các tình trạng sử dụng đất trái phép trên thị trường bất động sản. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và ngắn gọn nhất. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi quá web để được tư vấn kịp thời.

Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT HAY NÊN XEM