Home » Kiến thức » Kiến thức đầu tư bất động sản » Phát mại tài sản là gì? Phát mại tài sản có lấy lại được không?

Phát mại tài sản là gì? Phát mại tài sản có lấy lại được không?

Những năm gần đây có rất nhiều cá nhân tổ chức đã rơi vào tình trạng vô cùng khốn khó do tình trạng lạm phát kinh tế ngày càng diễn ra phức tạp. Cuốn theo vòng xoáy kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp, đơn vị phải rất may mắn mới có thể đứng lên và làm lại từ đầu. Trong đó, cũng không ít những cá nhân tổ chức đã không thoát được vòng lao lý.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi dịch Covid -19 không có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều nguy cơ lây nhiễm trở lại khiến cho cộng sống công việc của con người cũng bị đảo lộn. Hầu hết các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh đều phải thế chấp tài sản của mình để lấy vốn kinh doanh. Nhưng hiện nay kinh doanh quả thực là một thử thách lớn đối với họ, thời gian qua đã có rất nhiều các công ty phá sản vì không có vốn để tiếp tục duy trì. Doanh nghiệp phải thế chấp với ngân hàng tài sản của mình để giải quyết tình hình hiện tại. Để cụ thể hơn, các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây!

Phát mại tài sản là gì?

Phát mại tài sản là quá trình mà ngân hàng hoặc đơn vị đứng ra cho bạn vay vốn công bố và bán tài sản bảo đảm của bạn. Quá trình này công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thanh toán khoản nợ mà hiện tại bạn không có khả năng chi trả. Ngân hàng sẽ tiến hành tổ chức các buổi đấu giá tài sản của bạn, sau đó khi bán xong quỹ tài sản ấy số tiền thu được sẽ được thanh toán cho các chủ nợ.

  Giải mã cung Nhân Mã: Tính Cách, Tình Yêu & Sự Nghiệp

Ví dụ đối với một công ty, hoặc đơn vị kinh doanh khi lâm vào tình huống phá sản hay chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp bắt buộc phải bán các tài sản của mình để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cũng như trả các khoản vay. Phần tài sản còn lại sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ sẽ được chia đều cho các cổ đông theo tỉ lệ cổ phần nắm giữ.

Phát mại tài sản là gì?

Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp không?

Thông thường các công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân khi kinh doanh thường vay vốn ngân hàng để tiến hành công việc của mình. Sau đó sẽ ký kết hợp đồng thế chấp tài sản của mình để đảm bảo bạn sẽ hoàn lại đứng số tiền bạn đã mượn của ngân hàng. Trường hợp công ty hoặc doanh nghiệp bạn phá sản, thể theo hợp đồng đã ký ngân hàng sẽ có quyền bán đấu giá tài sản của bạn để thu hồi vốn.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp không đồng thuận với với hợp đồng thỏa thuận ban đầu. Gây khó khăn trong quá trình phát mại tài sản để thu hồi vốn của ngân hàng. Đơn vị này sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp không?

Khi nào ngân hàng tiến hành phát mại tài sản

Trên thực tế, nếu doanh nghiệp hay đơn vị kinh doanh vẫn đảm bảo đúng yêu cầu trong hợp đồng sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Chỉ khi bên thế chấp không thực hiện đứng nghĩa vụ của quyền hạn của mình ngân hàng mới phải sử dụng đến phương án phát mại tài sản. Thông thường sẽ có một số hình thức phát mãi như sau:

  1. Bán đấu giá tài sản của bạn
  2. Bên nhận đảm bảo tự bán tài sản mình sau đó tiến hành thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng
  3. Bên nhận đảm bảo nhận tài chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng.
  4. Khi không thỏa thuận được phương án phát mãi sẽ nhờ đến tòa án nhân dân.
  Cốt nền xây dựng là gì? Xây xong có chống ngập 100% không?

Khi nào ngân hàng tiến hành phát mại tài sản?

Phát mại tài sản có lấy lại được không?

Thông qua nhiều vụ việc, chúng tôi có thể khẳng định phát mại tài sản có thể lấy lại được. Tuy nhiên bên bị xử lý tài sản cấp đảm bảo đáp ứng đầy đủ những khoản chi phí mà ngân hàng đưa ra. Thanh toán những khoản nợ đã được kí kết trong hợp đồng. Trường hợp đó sẽ nhận lại tài sản của mình. Trên thực tế cũng có rất nhiều công ty, tổ chức cá nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ với đơn vị liên quan đã lấy lại được tài sản. Nhưng cũng không ít đơn vị không thể tự mình giải quyết mà phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án nhân dân.

Phát mại tài sản có lấy lại được không?

Thủ tục phát mại tài sản

Khi tài sản của bạn phải tiến hành phát mãi sẽ được ngân hàng công bố cho tất cả mọi người cũng biết. Nhằm đảm bảo tính khách quan và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch. Sau đây quy trình tiến hành phát mại tài sản:

1. Thông báo xử lý phát mại tài sản

Người tiến hành xử lý tài sản sẽ gửi thông báo đến các cơ quan bị phát mại tài sản bằng văn bản cụ thể với các mục: Lý do tài sản bị xử lý, thông tin chính về tài sản, các nghĩa vụ được đảm bảo, thông tin địa điểm, thời gian và phương thức xử lý tài sản.

  Đất lưu không là gì? Đất lưu không có được cấp sổ đỏ không?

2. Định giá tài sản

Cơ quan, tổ chức liên đới tiến hành kiểm định và rà soát tài sản bị xử lý sau đó mới tiến hành định giá.

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản hoặc bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm. Trong quá trình định giá phải đảm bảo được tính khách quan, phù hợp với giá thị trường.

Định giá tài sản khi phát mại tài sản

3. Bán tài sản

Tài sản bị xử lý sẽ có đầy đủ các yêu cầu sau:

  • Tên tài sản, nơi có tài sản đấu giá
  • Tên của tổ chức đấu giá và người có tài sản đấu giá, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá
  • Thời gian đấu giá tài sản, địa điểm đấu giá tài sản
  • Thời gian và địa điểm đăng ký tham gia đấu giá
  • Điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá
  • Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm…

Bán tài sản phát mại

4. Thanh toán

Số tiền sau khi xử lý sẽ được chi trả theo thứ tự các đơn vị liên quan. Trường hợp sau khi thanh toàn tất cả các khoản chi phí cho những bên liên quan mà vẫn còn, sẽ tiến hành trả lại cho chủ sở hữu tài sản đó,

Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người kế nghiệm

Các giấy tờ chuyển quyền sở hữu cho người có quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý được thực định của pháp luật.

Do đó, khi có ý định vay vốn ngân hàng để kinh doanh bạn cần suy nghĩ và tính toán cẩn thận. Vì khi gặp những rủi ro không đáng có trong kinh doanh mà bạn lại không có khả năng chi trả, những tài sản bạn thế chấp sẽ bị đưa ra xử lý theo yêu cầu của pháp luật. Cuối cùng chúc bạn luôn may mắn và thành công trong công việc của mình. Mọi thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp!

Chuyển quyền sở hữu cho người kế nhiệm sau khi phát mại tài sản

Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT HAY NÊN XEM