“Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu.”
_ Trích ca dao, tục ngữ_
“Cội nguồn” luôn là đề tài không bao giờ mòn trong ca dao tục ngữ, trong tâm trí con dân đất Việt ta. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” như ăn sâu vào tiềm thức mỗi người Việt dù ở đâu trên trái đất này, dù sang giàu hay cực khổ cũng đều một lòng thờ cha kính mẹ, thờ cũng ông bà tổ tiên hướng về dòng dõi nguồn cội.
Phong tục thờ cúng một nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta. Mỗi gia đình, dòng họ đều có thờ tụng tổ tiên của mình ở trốn linh thiêng thường gọi là “từ đường” nơi lui về của con cháu trong mỗi dịp lễ Tết.
Nội dung
Từ đường có từ bao giờ?
Có lẽ từ khi chúng ta có tục thờ cúng tổ tiên cũng là lúc từ đường hay con gọi nhà thờ họ xuất hiện. Phần nhiều các nhà từ đường đường xây dựng bằng gạch kiên cố, theo kiến trúc đình, miếu cổ. Cụ thể từ đường thường được xây dựng theo kiến trúc như sau:
- Phần nóc: được chạm trổ rồng phượng, ở chính giữa nóc là hình mặt nhật hoặc mặt nguyệt.
- Mái lợp thường được sử dụng bằng mái ngói đỏ.
- Phần nhà thường có từ 3 đến 5 gian từ theo điều kiện của từng gia đình dòng họ xây dựng
- Trước cửa của từ đường thường được trồng cây đa hoặc cây vạn tuế, sứ…
- Phần sân từ đường được lát bằng gạch vuông đỏ
- Nội thất bên trong thường là những sập, gụ được điêu khắc tỉ mỉ và sơn son thếp vàng rực rỡ.
- Không gian linh thiêng ấy được đóng lại bằng cửa bàn khoa hoặc cửa gỗ sơn nâu hoặc đỏ.
- Bên cạnh đó từ đường có thể đặt thêm linh vật như: Kỳ Lân, Hạc…
Như vậy, ta có thể hiểu ngắn gọn nhà từ đường hay còn gọi là nhà thờ là một công trình chuyên dụng dành riêng cho mục đích thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ dòng của người cha. Hiện nay, nhà từ đường là một trong những nét văn hóa phổ biến của người Việt tồn tại ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước như: khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.
Ngày cúng tế thường niên của từ đường
Là chốn linh thiêng của một gia tộc, nên từ đường thường thờ các vị cao tằng, tiên linh. Mỗi vị thần đều có bài vị đặt trên ban thờ, giúp con cháu nhiều đời sau có thể tìm hiểu hiểu nguồn cội gia tộc cũng như ghi nhớ công lao muôn đời. Thông thường nhà thờ họ sẽ có các ngày dỗ chính như: Ngày giỗ ông thủy tổ, ngày hiệp thế hay còn gọi là ngày dỗ chung cho tất cả các vong linh người đã qua đời trong một dòng họ. Mỗi năm nhà từ đường sẽ thực hiện hai nghi lễ trên để con cháu tỏ lòng thành kính biết ơn. Đây cũng chính là dịp để con cháu muôn phương về hội tụ thấp nến tâm nhang, là dịp gặp mặt siết chặt tình nghĩa gia đình.
Khi đến ngày lễ giỗ lớn của nhà thờ họ, con cháu sẽ tiến hành treo cờ đuôi nheo trong sân, cờ lồng, treo bằng và biểu ngữ cùng những mâm hoa quả, đồ lễ cũng tạo không khí nhộn nhịp trang nghiêm. Ngoài ra, còn có đội kèn trống linh đình khi trưởng họ đọc văn tế kể công trang, đức phúc mà tổ tiên đã gây dựng cho dòng họ mình. Các bà, các mẹ, chi em sẽ mặc trang phục theo nghi thức của tổ tiên và trên đầu đội lễ tiến vào nhà thờ họ dâng hương. Sau khi buổi lễ kết thức, con cháu sẽ tiến hành hóa vằng và bắt đầu tiệc ẩm thực.
Trong từ đường có quy định về thứ bậc rất rõ ràng, chỉ những người đàn ông lớn tuổi mới được phép ngồi mâm trên, con cháu và phụ nữ ngồi bên dưới. Tuy nhiên, những con cháu hiểu học, có tài danh sẽ được cất nhắc ngồi phía trên để làm gương cho các anh chị em trong dòng tộc học hỏi.
Chức năng chính của từ đường
- Theo ông cha ta truyền lại chức năng gốc của nhà từ đường là dùng để thờ thủy tổ họ mình hoặc thờ vọng về thủy tổ họ mình.
- Bảo tàng dòng họ, nơi có ghi danh Liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ, chống Polpot và Tàu. Là nơi lưu giữ Chứng chỉ của Đảng và Nhà nước dành cho những người có chức phận hoặc thành Danh của dòng họ, gia đình mình
- Hội trường chung của dòng họ: Đây là nơi gặp gỡ để bàn việc trong dòng họ, là nơi chi họp trưởng chi, hoặc chi họp hội đồng gia tộc hoặc họp toàn họ. Ngoài ra nhà thờ họ còn là nơi để các con cháu có cơ hội gặp mặt giao lưu gắn kết tình nghĩa anh em trong gia đình.
Ý nghĩa nhà thờ họ
- Người xưa vẫn nói: Gốc đa – giếng nước – sân đình, nhớ về nguồn cội đời đời an nhiên. Như một lợi dăn dạy con cháu ngàn đời sau biết hướng về cội nguồn của mình. Gia của mỗi gia đình giống như một bản đồ lịch sử thu nhỏ của một dòng họ. Gia phả ấy thể hiện những sự kiện lịch sử gắn liền với từng giai đoạn xây dựng, gìn giữ non sông nước Việt Nam ta.
- Nay nhà thờ họ ngoài ý niệm tâm linh còn được biết đến như một nét văn hóa đặc sắc, một di sản văn hóa quý giá cần được bảo tồn và phát triển. Không chỉ là cơ sở để con cháu tìm về nguồn cội mà còn góp phần quan trọng trong việc cũng cố niềm tin gia tộc, gi đình mà còn góp phần giáo dục đạo đức cho con cháu nhiều đời sau cùng noi theo.
- Đối với chính sử của quốc gia, thì đây là khô tàng lịch sử quá báu, được ghi cần cẩn thận qua từng thời kì thế hệ. Các nhà sử học có thể lấy đây làm tiền lệ đối chứng cho những ghi chép lịch sử của quốc gia dân tộc trong quá khứ.
- Nhà từ đường còn tượng trưng cho một dòng họ vững bền, hùng mạnh và phát triển lớn mạnh từ đời này qua đời khác.
- Đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần to lớn chỉ có trong văn hóa Việt. Nơi con cháu thể hiện được tình đoàn kết sắt son một lòng, gạt bỏ đi mọi sân si cuộc đời đến tiến gần đến bên nhau, cùng nhau xây dựng phát triển cuộc sống mới.
Nhà từ đường có được cấp sổ đỏ?
Theo quy đinh của Luật đất đai: Cộng đồng dân cư sử dụng đất để xây dựng, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ… trên đất nông nghiệp mà không có hiện tượng tranh chấp sẽ được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liến với đất.
Đất nhà từ đường có được chuyển nhượng không?
Như chúng ta đã biết ‘Từ đường” là nơi thờ cũng linh thiêng, là sự đóng góp của nhiều thành viên trong một dòng họ. Hơn nữa đây cũng là một trong những công trình mang tính đạo đức xã hội nên hạn chế chuyển nhượng, phân chia… Điều đó sẽ mang đến những điều không tốt cho gia tộc và dòng họ.
Hiện nay văn bản luật đất đai tại điều 645 của nhà nước quy định:
Những người lập di chúc để lại một phần di sản sử dụng cho việc thờ cúng thì phần đất ấy không được phép chia thừa kế hay chuyển nhượng. Phần đất này sẽ được giao cho người được chỉ định trong di chúc nắm quyền quản lý và thực hiện việc thờ cúng. Trường hợp người được chỉ định đứng tên quản lý không đảm bảo được nhiệm vụ quản lý thờ cúng của mình sẽ có quyền giao phần đất ấy cho người khác quản lý để đảm bảo việc thờ cúng được diễn ra suôn sẻ.
Do đó, trường hợp người không có giấy phép chứng nhận quyền sở hữu đất cùng tài sản gắn liền với đất không được phép tiến hành chuyển nhượng đất từ đường.
Thủ tục làm chuyển nhượng đất:
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng
- Hợp đồng công chứng được ký giữa vợ và chồng hoặc người liên quan theo ủy quyền của dòng họ.
Bước 2: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất
- Thủ tục tách thửa
- Đến cơ quan có thàm quyền xin chữ ký và đăng ký quyền sử dụng đất
Bước 3: Làm giấy ủy quyền cho đới tượng được tiếp nhận.
Xây dựng nhà thờ họ là một trong những việc mang ý nghĩa lớn, đối với dòng họ tổ tiên cũng như con cháu muôn đời sau. Là con dân đất Việt chúng ta hãy thể hiện tấm lòng thành kính thông qua đạo đức, thông qua hiểu học để từ đó xây dựng một dòng họ hùng mạnh, nhiều dòng họ hùng mạnh sẽ tạo nên một xã hội phát triển. Và điều đó cũng đồng nghĩa với một quốc gia hưng thịnh trong tương lai.
Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng