Ngày nay, đô thị hóa không còn là sự kiện mới trên thế giới, chúng phát triển mạnh mẽ lan rộng ra khắp các nước phát triển và đang phát triển. Trong đó có Việt Nam chúng ta, một trong những nước đang hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình đô thị hóa toàn cầu đã phần nào thay đổi Việt Nam trên nhiều bình diện khác về kinh tế, giáo dục, xã hội và đôi khi có sự thay đổi của văn hóa.
Quá trình đô thị hóa giúp các nước có cơ hội học hỏi và tìm hiểu những chiến lược kinh doanh kinh tế tiềm năng của nước bạn từ đó áp dụng cải tiến cho nước nhà. Hoặc các nước sẽ tiến hành mở cửa thực hiện giao thương đất nước, giao thoa kinh tế với nhau… Với những hình thức trên, chúng ta nhanh chóng thu hút được sự quan tâm chú ý của các nước bạn. Cũng chính nhờ định hướng hướng này mà chúng ta có cơ chế thị trường mở như hôm nay.
Hiện nay, nước ta được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng rất lớn trong tất cả các lĩnh vực: Trong bất động sản chúng ta đã có hàng ngàn những tòa nhà cao tầng không thua kém trời Âu, hệ thống cảng hàng không quốc tế mở rộng trên nhiều tỉnh thành của cả nước, hệ thống công nghệ điện tử bắt đầu khẳng định mình trên trường quốc tế… cùng hàng hàng loạt các dự án đặc khu kinh tế đặt ở các vùng khác nhau trên cả nước. Như vậy, để biết được đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế – xã hội nước ta hãy cùng tham khảo bài viết sau đây!
Nội dung
Đô thị hóa là gì?
Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn, đô thị hóa là quá trình mở rộng thị trường dựa trên tỷ lệ phần trăm dân số đô thị của một nước trên tổng số dân của toàn khu vực. Hoặc đô thị hóa cũng có thể tính theo diện tích đất xây dựng các thành phố.
Đô thị hóa trong tiếng Anh là Urbanization được hiểu là quá trình mang đến lợi ích cho cộng đồng dân tộc. Đối với các quốc gia có tỷ lệ thu nhập cao là những quốc gia đi đầu trong công cuộc đô thị hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên để đạt được điều này các nước bắt buộc phải có mức thu nhập trung bình là 50 % sau đó mới có nâng lên các mức thu nhập khác.
Chính do quá trình đô thị hóa mà chúng ta có cơ hội quy hoạch tổ chức lại cư dân cũng như cách thức hoạt động của một đô thị. Những khu vực có tiềm năng sẽ được nhà nước quan tâm quy hoạch theo một hệ thống chỉnh thể hiện đại nhất để người dân thuận tiện hơn trong sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế. Khu vực thưa dân cư điều kiện kinh tế còn thấp nhà nước sẽ tiến hành điều chuyển các ngành nghề phù hợp đến vùng đó để gây dựng phát triển kinh tế vùng khu đó. Trên tinh thần, đưa con nghệ hiện đại phủ sóng khắp Việt Nam thời gian qua chúng ta đã có nhiều thay đổi tích cực cả về kinh tế – xã hội – văn hóa.
Theo nhiều chuyên gia cho biết, trên thế giới tính đến thời điểm này có đến 80% quốc gia phát triển có mức độ thị hóa cao. Tuy nhiên ở một số nước đang phát triển thì tốc độ này vẫn còn chậm. Cũng có thể do bị hạn chế khả năng hội nhập cũng như bắt kịp xu thế thị trường nên nhiều quốc gia vẫn đang loay hoay tìm đường cho mình.
Song song với mô hình đô thị hóa còn có đô thị hóa tự phát. Tức ở khu vực đó có lượng dân số tăng lên đột biến vì tình trạng dân nhập cư bất hợp phát… khả năng quản lý lãnh đạo ở khu vực còn lỏng lẻo và chưa thực sự có năng lực. Những khu vực có hiện tượng này thường gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đô thị hóa chung của cả nước đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh.
Đặc điểm của đô thị hóa
- Điểm đầu tiên để chúng ta có thể nhận thấy quá trình đô thị hóa chính là tỉ lệ dân số ngày một gia tăng, đặc biệt ở những khu vực tỉnh thành phố lớn. Tỉ lệ này có sự thay đổi đời theo thời gian. Cụ thể được các tổ chức quốc tế thống kê như sau:
- Ước tính vào thế kỉ thứ XIX, số dân thành thị lên đến 30 triệu dân, con số này chiếm 3 % tỉ lệ dân số trên phạm vi toàn cầu.
- Khi bước sang thế kỉ XX một cuộc khảo sát mới được tiến hành và con số đã thay đổi thêm 25 triệu người như vậy tỉ lệ dân số đã tăng lên gần 14% trên tổng số dân toàn cầu.
- Hiện tại thế kỉ XXI được các chuyên gia dự đoán tỉ lệ dân sẽ giao động khoảng 2,8 triệu người nâng mức dân số đô thị trên toàn cầu lên đến 47%.
- Điểm thứ hai để nhận biết quá trình đô thị hóa là dân cư sinh sống tập chung ở những thành phố lớn. Cư dân, từ nhiều tỉnh thành trên cả nước ồ ạt di chuyển đến các thành phố lớn để sinh sống và phát triển kinh tế.
- Các khu vực lãnh thổ đô thị ngày càng được mở rộng ra các vùng và tỉnh thành lân cận. Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế chung của người dân.
- Chất lượng đời sống của dân cư được cải thiện rõ rệt qua các hoạt động của cuộc sống. hàng loạt các căn nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí … được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện đại của con người.
Tác động của quá trình đô thị hóa
- Có thể nói quá trình đô thị hóa là đòn bẩy lớn nhất trong công cuộc mở cửa hội nhập của đất nước với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
- Tạo sức hút mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng trên phạm trong và ngoài nước.
- Mang đến hàng ngàn cơ hội nghề nghiệp cho các doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước. Giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho nhân công lao động trên cả nước. Ngoài ra, quá trình này sẽ giúp cho người dân lao động tăng thu nhập lên mức khá.
- Những hoạt động trước kia chưa thực sự phát triển hoặc chưa khai thác hết tiềm năng này sẽ được đưa vào áp dụng các phương pháp tiên tiến khoa học nhất nhằm khai thác tối đa tiềm năng cho ngành nghề dịch vụ đó.
- Tạo nên thị trường kinh tế mở, các chủ đầu tư có sân chơi lớn hơn thoải mái và tự doa trong đầu tư và phát triển không không bị phụ thuộc nhà nước. Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa cũng tạo nên thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng hơn.
- Hội nhập thế giới điện tử 4.0 gắn kết thế giới trong thời gian ngắn.
Một số ảnh hưởng tiêu cực
- Bắt đầu xuất hiện tình trạng phân chia giai cấp tầng lớp giàu nghèo rõ rệt trong xã hội.
- Nhiều tệ nạn xã hội hơn so với thời gian trước khi đô thị hóa.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động đỏ, hàng loạt các thiên tai, hạn hán, hiệu ứng nhà kính, xói mòn, rác… lấn chiếm song song với quá trình đô thị hóa.
Một số khu vực phát triển mạnh nhất
Ở nước ta hiện nay, ngoài những tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh thì đã có thêm rất nhiều các đô thị mới phát triển mạnh mẽ góp phần thúc đẩy kinh tế chung cho cả nước. Phú Quốc, Kiên Giang, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh, ….
Nhà nước ta luôn chú trọng để phát triển kinh tế cũng như đảm đảm bảo quá trình đô thị hóa diễn ra an toàn. Vậy để có thể giữ cho đất nước ta “ hòa nhập nhưng không hòa tan” cần có sự chung tay của toàn thể các con dân đất Việt. Hãy vì một Việt Nam hiện đại mà thực hiện những hành động đúng với chuẩn mực xã hội bạn nhé!
Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng