Home » Kiến thức » Kiến thức đầu tư bất động sản » Dự án là gì? ví dụ, phân loại và vấn đề khi lập dự án

Dự án là gì? ví dụ, phân loại và vấn đề khi lập dự án

Khi tiến hành kinh doanh hoặc đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể bạn sẽ thường nghe tới cụm từ “dự án”, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh lớn như bất động sản. Vậy để tìm hiểu “dự án là gì” hãy cùng Nam Kỳ Lân tham khảo bài viết sau đây nhé!

Lịch sử xuất hiện

Có thể nói ít ai nhắc đến mốc thời gian cụ thể cho một từ vựng mới, thông thường người ta thường áng chừng khoảng thời gian nó xuất hiện để phân tích cũng như tìm hiểu. Dựa theo kiến thức cũng như quá trình tìm hiểu Nam Kỳ Lân cho rằng cụm từ “dự án” xuất hiện vào những năm nước ta bước vào giai đoạn đổi mới hội nhập kinh tế toàn cầu.

Đây là được xem là thời điểm nước ta bắt đầu xây dựng phát triển đất nước, đồng thời cũng là khoảng thời gian các hoạt động kinh doanh đi vào quy củ theo một quy định chung. Cụm từ “dự án” được dùng ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống như: Kinh doanh, giáo dục, văn hóa, xã hội, y tế,…

Lịch sử hình thành dự án

Dự án là gì?

Chúng ta có thể hiểu dự án là nhiều công việc được thực hiện bởi một tập thể lớn. Nhằm đạt được những mục tiêu dự định, trong khoảng thời gian đã định sẵn với mức kinh phí dự trù tương ứng.

Thông thường khi một vấn đề được gọi là dự án khi có đầy đủ các yếu tố như:

  • Nhân lực: có nghĩa là những đối tượng thực hiện hay trực tiếp làm việc.
  • Thời gian: Khi dự án được phê duyên sẽ có quỹ thời gian bắt đầu cũng như kết thúc. Nhằm đảm bảo tiến trình công việc được diễn ra thường xuyên đúng tiến độ.
  • Kinh phí: để dự án đi vào hoạt động phải có một khoản phí dự kiến để phục vụ cho các hoạt động diễn ra trong dự án.
  • Ban điều hành: để một dự án thành công và đạt hiệu quả cao nhất cần có một ban điều hành (người lãnh đạo) tìm ra hướng đi cũng như chiến lược xuyên suốt thời gian thực hiện.
  • Bản mô tả kết quả: Dự án tuy chưa được hình thành những người thực hiện dự án cần phác thảo kết quả dự kiến để hội đồng hoặc tập thể có góc nhìn khái quát cũng như đánh giá khách quan trước khi thực hiện.
  Listing là gì? Những điều quan trọng cần biết về listing

Dự án là gì?

Một số ví dụ cụ thể

1. Trong lĩnh vực bất động sản

Dự án xây dựng đê chống xâm nhập mặn ở Quảng Ninh

  • Nhân lực: chủ đầu tư, đội ngũ thiết kế, đội ngũ thi công
  • Ban điều hành: chủ đầu tư, đội ngũ thiết kế
  • Bản mô tả: Bản vẽ chi tiết hệ thống đê xây dựng, sơ đồ quy hoạch
  • Thời gian: tháng 7 năm 2018 đến tháng 7 năm 2020
  • Kinh phí dự kiến: 3,5 tỷ đồng

ví dụ về dự án

2. Trong lĩnh vực giáo dục

Dự án đổi mới chương trình học cấp Tiểu học

  • Nhân lực: Bộ giáo dục, giáo viên, học sinh
  • Ban điều hành: Bộ giáo dục, giáo viên,
  • Bản mô tả: Bản thảo chi tiết các chương trình học mới, bộ sách mẫu, video giảng dạy thí điểm
  • Thời gian: tháng 9 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019
  • Kinh phí dự kiến: 1,5 tỷ đồng

Phân loại dự án

Hiện nay theo văn bản quy định của nhà nước có ba loại dự án được áp dụng trong các hoạt động thực tế như sau:

  1. Dự án đầu tư: Đây được xem là loại hình hoạt động được lên kế hoạch dự kiến cụ thể ở từng hạng mục. Đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa các khâu liên kết theo đúng thời gian quy định. Những hoạt động ấy phải hướng đến mục đích sản sinh lợi nhuận cho chủ đầu tư.
  2. Dự án hợp tác công tư: Đây là hoạt động kết hợp giữa đơn vị cơ quan nhà nước và nhà đầu tư tư nhân. Hai đơn vị này cũng hợp tác để phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
  3. Dự án đầu tư công: Đây được hiểu là hoạt động đầu tư phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa – y tế – giáo dục… của nhà nước. Hướng đến mục tiêu xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc và thịnh vượng cho nhân dân.
  Lũy kế là gì? Công thức, cách tính và khái niệm liên quan

Phân loại dự án

Khi lập dự án cần quan tâm đến các vấn đề sau

Có thể bạn đã lắng nghe hoặc là một mắt xích quan trọng trong một dự án khi đầu tư. Nhưng để tự mình thiết lập dự án thì bạn cần quan tâm đến các yếu tố dưới đây để đảm bảo dự án của bạn phát triển thành công.

Bước 1: tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để nắm bắt các cơ hội đầu tư. Đồng thời đánh giá tiềm năng cũng như xu hướng của thị trường hiện tại.

Bước 2: Xác định thời điểm đầu tư phù hợp. Việc xác định được thời gian đầu tư sẽ giúp dự án của bạn thành công đến 50%. Bởi khi bạn biết thị trường cần gì? và đào thải gì? Thì bạn sẽ nắm chắc trong tay cơ hội tốt nhất.

Bước 3: Xác định quy mô dự án hay quy mô đầu tư. Nếu thị trường rộng bạn có thể lên kế hoạch cho một dự án lớn, nhưng nếu thị trường eo hẹp mà bạn lại xây dựng một dự án có vốn đầu tư lớn thì khả năng thu lợi nhuận sẽ gặp khó khăn.

Bước 4: Lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp cho loại hình kinh doanh của mình để đảm bảo không thua lỗ hay mất thị trường.

Bước 5: Tiến hành khảo sát thị trường thực tế cũng như tìm kiếm vị trí địa lý cho dự án.

  Thu nhập bình quân đầu người là gì? Phân biệt với GDP

Khi thành lập dự án cần quan tâm đến vấn đề sau

Sau khi hoàn thành các công việc trên nhà đầu tư sẽ tiến hành đánh giá tổng quan về dự án sau đó tiến hành lập kế hoạch cho dự án của mình. Lúc này, chủ đầu tư sẽ bắt tay vào xây dựng chi tiết những dự định, thời gian, kinh phí, sản phẩm… cho dự án của mình.

Như vậy, thông qua bài viết chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về “dự án” cũng những điều quan trước khi tiến hành thiết lập một dự án mới. Hy vọng, bài viết hữu ích với bạn cũng như giúp bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực đầu tư. Chúng tôi thường xuyên cập nhật thông tin mới về kiến thức kinh doanh, hãy theo dõi để không bỏ lỡ kiến thức bổ ích nhé!

Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT HAY NÊN XEM