Hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn chưa có xu hướng thuyên giảm mà còn tặng mạnh vào điểm cuối năm. Chính vì vậy nền kinh tế chung của thế giới vẫn nằm sâu dưới lớp băng Covid. Việt Nam chúng ta có phần tiến triển tốt hơn vì kìm hãm tốt dịch lây lan trong cộng đồng. Do đó, dấu hiệu kinh tế phục hồi nhanh hơn và được đánh giá cao trong thời gian vừa qua. Theo số liệu thống kê mới nhất của tổ chức kinh tế thì Việt Nam ta lọt tốp các nước có nền kinh tế ổn định và phát triển mạnh nhất trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đây cũng là một tín hiệu mừng cho GDP của cả nước vào dịp cuối năm 2020.
Nội dung
GDP là gì?
GDP chính là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một đất nước. Vừa để đánh giá tình hình kinh tế chung so với các nước bạn trên thế giới. Vừa sử dụng để cần bằng và điều chỉnh nền kinh tế nước nhà theo từng ngành nghề nhằm đảm bảo phát triển kinh tế ổn định và bền vững hơn.
GDP trong tiếng anh chính là: “Gross Domestic Product” được hiểu là tổng sản phẩm quốc nội (tổng sản phẩm nội địa) của một quốc gia cụ thể.
Về mặt bản chất GDP có thể hiểu là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường của một nước trong một thời gian nhất định.
GDP bình quân đầu người là gì?
Ta vẫn thường nghe nói tới GDP bình quân cho mỗi đầu người, những thức chất ý nghĩa của nó là gì thì ít ai hiểu… trừ trường hợp liên quan đến kinh tế hoặc nghiên cứu về nó. Sau đây để đơn giản hóa khái niệm này chúng ta có thể hiểu như sau: chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một đất nước trong một năm. Cụ thể, ta sẽ lấy tổng giá trị GDP hiện có chia cho tổng số dân cả nước vào thời điểm nhất định. Từ đó ta sẽ tính ra được bình quân mỗi người sẽ đạt bao nhiêu GDP. Đồng thời biết được thu nhập bình quân của dân số nước đó cao hay thấp so với các nước bạn hoặc các năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP
Ta có thể thấy như sau:
- Yếu tố (tiền chi tiêu của các doanh nghiệp) bỏ ra để huấn luyện đào tạo đội ngũ công nhân và quản lý trở nên có năng xuất cao hơn hoặc tiền chi dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ và sản phẩm mới hay tiền mua thêm các máy móc và dụng cụ sản xuất khác để thay thế các máy móc cũ lỗi thời.
- Yếu tố tiếp theo chính là cán cân mậu dịch. Nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu ta có số dương và ngược lại cũng vậy.
- Dựa vào mức tiết kiệm của dân và tổng mức đầu tư của doanh nghiệp trong thời điểm đó.
- Dựa vào chính sách hối đoái tiền tệ có hỗ trợ cho xuất khẩu trong nước hay không.
- Dựa vào mức lạm phát kinh tế của từng năm.
- Dựa vào môi trường (điều kiện tự nhiên) có thuận lợi như dự định của các ngành nghề hay không. Điều kiện tự nhiên thuận lợi đúng theo kế hoạch thì khả năng thu lớn sẽ cao. Tuy nhiên, nếu thời tiết xấu thì cũng là yếu tố quyết định tới sự thành bại của nhiều ngành nghề.
- Yếu tố về tôn giáo và dân tộc hay có thể hiểu đó là yếu tố chính trị. Nền chính trị của nước đó có ổn định hay không hay thường xuyên có xung đột sắc tộc và tôn giáo. Khi một đất nước có nền chính trị không ổn định thì đồng nghĩa với nền kinh tế cũng gặp phải nhiều trở ngại lớn. Các hoạt động xung đột có thể gây lãng phí các nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế như: con người, chất xám,… Ta có thể nhanh chóng lấy một số dẫn chứng tiêu biểu như: các nước thường xuyên xảy ra xung đột Sri, Indonesia… có nền kinh tế phát triển thấp đời sống nhân dân còn nhiều khổ cực. Ngược lại với các nước đó là những nước có nền kinh tế được xếp vào hạng top như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Bởi họ có một thế chế chính trị đồng nhất. Nên vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo phát triển đời sống vật chất – tinh thần của con người nơi đây.
- Yếu tố về dân số cũng là một trong những vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà. Một đất nước còn dân số trẻ đồng nghĩa với nước đó có lực lượng lao động dồi dào và giá thành nhân công rẻ. Ngược lại với những nước bị già hóa dân số thì giá thành lao động sẽ tăng cao. Điều đó cũng ảnh hưởng đến mức thu – chi GDP của một đất nước.
Ý nghĩa của chỉ số GDP
Để có thể đứng vững trên bản đồ thế giới, một đất nước cần phải có sự nỗ lực và cố gắng rất lớn. Việc phát triển kinh tế và giữ được nền kinh tế ổn định là một trong những vấn đề tiên quyết ảnh hưởng đến sự tồn – vong của một quốc gia. Bởi vậy, GDP có ý nghĩa vô cùng quan trọng chúng sẽ giúp đất nước đó tìm ra hướng đi cụ thể.
- GDP chính là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một đất nước. Đồng thời GDP góp phần thể hiện sự biến động của sản phẩm và dịch vụ theo thời gian nhất định.
- GDP giúp các chuyên gia kinh tế của một nước nhận ra cần phải điều chỉnh cán cân kinh tế thị trường sao cho phù hợp nhất. Tránh để nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng và lạm phát.
- GDP còn giúp cân bằng các ngành nghề trên thị trường kinh tế, giúp bạn biết được ngành nghề nào đang cần phát triển mạnh và ngành nghề nào nên chuyển hướng đầu tư. Hạn chế được tình trạng dư thừa không đáng có.
- GDP còn góp phần điều chỉnh nguồn lao động giữa các ngành nghề sao cho phù hợp. Giảm thiểu tối đa tinh trang cung lớn hơn cầu… gây mất cân bằng các ngành nghề trong xã hội.
- Chỉ số GDP giúp bạn nhận biết được mức thu nhập bình quân của mỗi người/ năm là bao nhiêu.
Cách tính chỉ số GDP
Hiện nay có hai cách tính đơn giản và dễ hiểu nhất về GDP như sau, bạn có thể tham khảo:
Công thức 1: GDP = Tổng giá trị kinh tế các ngành + Tổng giá trị dịch vụ trong các ngành.
Công thức 2: GDP = T + Đ +D + C
Trong đó: T: mức Tiêu thụ trong dân; Đ: mức Đầu tư của các Doanh nghiệp; D: số Dư trong xuất khẩu trừ nhập khẩu; C: mức Chi của Nhà Nước
Phân biệt GDP và GNP
Chúng ta có thể hiểu như sau:
- GDP: chính là tổng số sản phẩm quốc nội
- GNP: chính là chỉ số phẩn ảnh tổng sản phẩm quốc dân. Hay có thể hiểu là tổng giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất trong thời gian 1 năm. Các công dân ấy có thể tạo ra giá trị ở trong và ngoài lãnh thổ nước đó.
GDP danh nghĩa là gì?
GDP danh nghĩa: là tổng sản phẩm quốc nội GDP được tính theo giá thị trường hiện tại. Tuyên nhiên GDP danh nghĩa khác so với GDP thực ở chỗ chúng bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá bán các sản phẩm, lạm phát…
GDP thực tế là gì
GDP thực tế: thường phản ánh giá trị tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế trong một năm nhất định. GDP thực tế thường được xem là thước đo chính xác hơn cho sự phát triển kinh tế.
GDP thực tế còn là những con số thống kê kinh tế vĩ mô, đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định.
GDP xanh là gì?
GDP xanh chính là phần còn lại của GDP thực tế sau khi được khấu trừ chi phí về tiêu dùng và tài nguyên và mất mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những kiến thức dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Hãy thường xuyên cập nhật trang web để biết thêm thông tin về tình hình kinh tế trong và ngoài nước nhé!
Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng