Home » Kiến thức » Kiến thức đầu tư bất động sản » Shophouse là gì? Thực trạng, Ưu & Nhược điểm Shophouse

Shophouse là gì? Thực trạng, Ưu & Nhược điểm Shophouse

Từ thuở sơ khai mô hình bất động sản nhà gắn liền với cửa hàng đã được phát triển thịnh hành trên thế giới. Điểm xây dựng tồn tại đầu tiên từ khu vực Đông Nam Á, một trong những khu vực có nét văn hóa đặc sắc trên thế giới. Sau này mô hình này đã khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế và được nhiều nước trên thế giới đón nhận hơn.

Việt Nam chúng ta trong quá trình đô thị hóa – hiện đại hóa cũng bắt nhịp xu thế xây dựng mô hình bất động sản Shophouse để tiết kiệm diện tích đất cũng như đảm bảo sử dụng được tối đa công năng của căn hộ. Vậy hãy cùng Nam Kỳ Lân đi tìm hiểu xem mô hình bất động sản này có đặc điểm gì nổi bật so với các căn hộ thương mại khác nhé!

Shophouse là gì?

Nam Kỳ Lân có thể đưa ra cách hiểu cho các bạn như sau: Shophouse là một loại hình bất động sản chuyên dùng để kinh doanh các mặt hàng sản phẩm thương mại vừa dùng làm nhà ở. Mô hình này thường được xây dựng ở những khu đô thị có dân cư tập chung đông đúc. Những căn hộ này thường được sở hữu do một cá nhân, một hộ gia đình, họ vừa dùng để ở và dùng để phục vụ các dịch vụ thương mại.

Thoạt đầu nếu các bạn chỉ nhìn qua sẽ có cảm giác rất quen thuộc như đã từng gặp và nhìn thấy mẫu kiến trúc này ở đâu. Vâng đúng vậy bạn không sai, mô hình Shophouse có kiến trúc tương tự với các ngôi nhà thời kỳ Pháp thuộc ở nước ta, đã từng có rất nhiều tranh ảnh, thông tin về những kiểu nhà như vậy. Hiện nay những ngôi nhà từ thời kỳ thuộc địa vẫn tồn tại ở một số vùng như Sài thành, Thủ đô Hà Nội… Chúng được biết đến như những dấu ấn lịch sử quan trọng trong lịch sử nước nhà. 

Shophouse là gì?

Lịch sử hình thành

Trong lịch sử đầu tranh hình thành thế giới, đã có vô vàn những công trình kiến trúc được xây dựng sau đó bị phá bỏ, tuy nhiên vẫn có rất nhiều mẫu kiến trúc tồn tại dư một dấu mốc lịch sử ghi dấu chân thời gian. Theo các chuyên gia bất động sản cho biết mô hình Shophouse xuất hiện từ thế kỷ 19 ở khu vực Đông Nam Á vào thời kỳ thuộc địa. Các kiến trúc này cũng tồn tại ở một số khu vực như Mỹ la tinh hoặc các vùng đảo.

  Alipay là gì? Cách sử dụng và đăng ký alipay nhanh nhất

Trước kia những căn hộ Shophouse thường được xây dựng theo phong cách đơn giản, các căn hộ được xây dựng liền kề với nhau tạo thành một khối thống nhất. Những dân cư sinh sống ở đây sẽ vừa giao thương buôn bán và sinh hoạt gia đình.

Lịch sử hình thành Shophouse

Thực trạng Shophouse ở Việt Nam

Như vậy, mô hình bất động sản này không phải là mô hình quá mới đối với nước ta. Đã có thời kì nó được xây dựng và đưa vào sử dụng sau đó bị loại bỏ. Sau này khi nhận ra giá trị cũng như sự cần thiết của mô hình này ở các khu đô thị – thành phố lớn các chủ đầu tư đã bắt tay vào xây dựng thiết kế lại.

Hiện nay, Shophouse mở rộng trên nhiều khu vực tỉnh thành phố lớn trên cả nước đặc biệt những vùng kinh tế mới phát triển, khu vực có phát triển du lịch nghỉ dưỡng… đều đưa mô hình căn hộ Shophouse vào thị trường để khai thác.

Có thể thấy Shophouse mang đến những lợi ích thiết thực trong thời kỳ hiện nay của cư dân. Chúng vừa đảm bảo điều kiện sinh sống cho cư dân vừa tạo công ăn việc làm cho cộng đồng cư dân sinh sống trong đô thị. Hơn thế, hệ thống tiện ích căn hộ được thiết kế đảm bảo theo tiêu chí của các căn hộ hạng sang nên cả về hình thức và chất lượng đều đạt chuẩn.

Thực trạng Shophouse tại Việt Nam

Đặc điểm của Shophouse

So với các mô hình bất động sản cùng thời thì Shophouse là một trong những mô hình nhà chiếm được nhiều thiện cảm của khách hàng nhất hiện nay. Theo thống kê của các dự án bất động sản, hầu như các dự án bất động sản lớn nhỏ nào cũng thiết kế xây dựng Shophouse song song với việc kiến trúc căn hộ nhà ở. Những mô hình bất động sản này luôn là một điểm nhấn quan trọng trong các chương trình quảng cáo về dự án của các doanh nghiệp khi ra mắt cộng đồng cư dân. Hơn thế hệ thống Shophouse không chỉ cung cấp mặt bằng kinh doanh, mô hình này có thể trở thành các văn phòng, trụ sở công ty,… thể hiện tính chuyên môn cao hơn. Cũng chính bởi lối thiết kế đa dạng phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng nên Shophouse đã nhanh chóng trở thành điểm “nóng” trên các sàn giao dịch bất động sản hiện nay.

  Nhà ở liên kế là gì? Đặc điểm & lưu ý khi mua nhà ở liên kế

1. Kiến trúc

Được biết đến với lối thiết kế riêng biệt chuyên dùng cho dịch vụ thương mại kèm nhà ở. Shophouse đã trở thành mô hình nhà phố hot nhất tại các dự án khu đô thị mới…

  • Thiết kế liền kề: các căn hộ được thiết kế xây dựng liền kề nhau và mặt tiền có chung một hình thức thiết kế. Sau đó các chủ đầu tư sẽ lựa chọn các màu sơn đồng nhất hoặc khác nhau cho các căn hộ liền kề. Thông thường cứ 5 căn hộ sẽ sở hữu một màu sơn sau đó lại thay đổi… Cứ như vậy đến với các dãy nhà phố bạn sẽ có cảm giác mới lạ chưa từng gặp ở bất kỳ căn hộ truyền thống nào.
  • Thiết kế thông: Các tầng trong căn nhà được thiết kế thông với nhau tạo cảm giác thoáng mát và rộng rãi cho người sử dụng. Tuy nhiên cũng có những căn hộ thiết kế hệ thống cầu thang theo phong cách truyền thống.
  • Đa di năng: Các căn hộ này sẽ bố trí tầng một cho hoạt động kinh doanh như: Cà phê, mỹ phẩm, thời trang,… Tầng trên sẻ sử dụng cho mục đích sinh hoạt của gia đình.
  • Trang thiết bị hiện đại: Hệ thống cửa kính tự động thoáng mát giúp khách hàng có thể quan sát các mặt hàng dịch vụ của gia chủ.

Với lối thiết kế đồng bộ, mô hình bất động sản này đã ẩn đi được các công trình kiến trúc kinh doanh phúc tạp không thống nhất gây mất mỹ quan chung.

  Weibo là gì? Cài đặt, tạo tài khoản và đổi thành Tiếng Việt

Đặc điểm kiến trúc của Shophouse

2. Vị trí

Các căn hộ Shophouse sẽ được đặt ở những vị trí có mặt tiền đẹp, khu trung tâm thành phố lớn có hoạt động giao thương sầm uất và nằm gần với những trục đường chính giúp dân cư sinh sống tại các khu vực này thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán.

Đặc điểm vị trí của Shophouse

3. Ưu điểm

  • Có nhiều diện tích phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Ngoài ra, bạn còn có thể cho cho mình những mẫu kiens trúc độc lạ nhất không trùng với bất kỳ căn hộ nào.
  • Cơ hội đầu tư tiềm năng: Bạn có thể đầu tư bất cứ sản phẩm dịch vụ nào bạn cảm thấy phù hợp hoặc nếu bạn không sử dụng để giao thương buôn bán có thể chuyển hóa thành văn phòng trụ sở làm việc.
  • Vị trí địa lý đắc địa: Do tỷ lệ xây dựng của Shophouse trong mỗi dự án chỉ được phép chiếm từ 3-5 % trên tổng diện tích xây dựng. Nên các căn hộ đều được chọn đặt ở các trung tâm thành phố nơi có hoạt động giao thương sầm uất nhất.

Ưu điểm của Shophouse

4. Nhược điểm

  • Giá thành đắt hơn so với các căn hộ khác: Do lối thiết kế hiện đại cùng vị trí địa lý đẹp nên giá các căn hộ này thường rất cao.
  • Thời gian sử dụng: Hệ thống giấy tờ pháp lý cho căn hộ này chỉ kéo dài 50 năm, sau khi hết thời gian sử dụng gia đình phải bàn giao lại cho chủ đầu tư xây dựng.
  • Dân cư: Tùy thuộc vào các dự án có thu hút được cư dân đến tham gia sinh sống và phát triển kinh tế ở khu đô thị đó hay không. Vì không phải dự án nào cũng có đông đúc cư dân đến sinh sống.

Nhược điểm của Shophouse

Có lẽ tới đây các bạn đã nắm được shophouse cùng những đặc điểm nổi bật của mô hình bất động sản này. Nếu như bạn thực sự quan tâm và cần được tư vấn nhiều hơn có thể liên hệ đến hòm thư của web để nhận tư vấn sớm nhất nhé! Hy vọng bài viết mang đến những thông tin bổ ích cho bạn mỗi ngày, Hãy thường xuyên cập nhật để biết các thông tin mới nhất về các dự án bất động sản hiện nay.

Dự án bất động sản đang mở bán: Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT HAY NÊN XEM